Quản trị website là gì? 6 mẹo quản trị trang web hiệu quả

Website thương hiệu, doanh nghiệp là một phần không thể thiếu đối với người kinh doanh trong thời đại công nghệ ngày nay. Tuy nhiên, sở hữu một website thôi là chưa đủ, muốn website hoạt động hiệu quả thì còn cần quản trị trang web sao cho bài bản.

Trong quá trình vận hành, website có thể gặp rất nhiều trục trặc và không phải bất kỳ website nào cũng có thể lên top tìm kiếm Google. Vậy làm sao để trang web hoạt động hiệu quả và đem lại tối đa lợi ích? 

Cùng A2Z Tech khám phá chi tiết các cách quản trị website hiệu quả nhất hiện nay qua bài viết này nhé!

 

Quản trị website là gì?

Quản trị website (Website master)  là một trong những công việc mũi nhọn, được thực hiện sau khi một công ty, doanh nghiệp đã có website hoàn chỉnh và bắt đầu đưa vào hoạt động chính thức. Hoạt động này giúp trang web của bạn hoạt động ổn định, tốc độ load nhanh, tối ưu SEO, giữ vị trí top đầu trên Google tìm kiếm cũng như index tốt hơn.

Hiểu một cách đơn giản thì quản trị website là việc quản lý nội dung, hình ảnh và các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng và tối ưu hóa để trang web vận hành trơn tru. Nâng cao hiệu quả trải nghiệm cho người dùng cũng như giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn.

Như vậy, quản trị website không phải là công việc dễ dàng. Người quản trị web phải là người có kỹ năng, có chuyên môn, hiểu rõ tình trạng và mục tiêu website hướng tới.

6 mẹo quản trị website hiệu quả

 
  1. Thiết kế giao diện thu hút, độc đáo

    Giao diện website đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là yếu tố quyết định tính thẩm mỹ cho toàn bộ doanh nghiệp, là bộ mặt của thương hiệu trên diễn đàn internet.

    Mặc dù giao diện đã được xây dựng từ trước, được thiết kế bài bản, có quy trình. Nhưng qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi mục tiêu kinh doanh cần có sự thay đổi cho phù hợp.

    Từ đó, người quản trị web phải là người nhạy bén với xu hướng. Và là người có đầu óc cực kỳ sáng tạo, biến những cái trên lý thuyết thành thực tế hiệu quả.

  2. Xây dựng nội dung chi tiết, định kỳ

    “Content is King” là một quan niệm chưa bao giờ lỗi thời. Dù bạn kinh doanh truyền thống hay kinh doanh online thì nội dung luôn là vấn đề được xem trọng hàng đầu. Cập nhật nội dung đúng chuẩn và thu hút là việc làm thiết yếu của người quản trị web.

    Bên cạnh nội dung cốt lõi về doanh nghiệp, về sản phẩm thì website nên có sự đa dạng, phong phú hơn bằng các bài chia sẻ, tư vấn, hỗ trợ,… được cập nhật thường xuyên, góp phần tối ưu hóa SEO cho trang web.

    Lưu ý khi xây dựng hệ thống content cần đảm bảo sự nhất quán về mục tiêu, phương châm cũng như sứ mệnh hoạt động của doanh nghiệp.

  3. Quản lý đường truyền hosting và sao lưu dữ liệu

    Hosting là yếu tố đánh giá lượng truy cập tiềm năng của website. Một số lỗi của đường truyền mà bạn cần chú ý là do hosting hết hoặc bị gián đoạn một thời gian. Khi khách hàng truy cập đường truyền gặp vấn đề thì sẽ phải chờ đợi trang web load trong khi tâm lý khách hàng luôn muốn được phục vụ nhanh chóng. Do vậy, để đảm bảo lượng tìm kiếm, truy cập đầy tiềm năng, hãy luôn chắc chắn rằng đường truyền hosting của website mình thông suốt, ổn định và liên tục

  4. Kế hoạch tối ưu hóa SEO hiệu quả

    Bên cạnh các yếu tố kể trên thì quản trị website được cho là hiệu quả hay không còn dựa vào cách bạn tối ưu hóa SEO như thế nào. Người quản trị web không chỉ cần có kiến thức về SEO mà còn cần xây dựng kế hoạch làm việc bài bản.

  5. Quảng bá website rộng rãi

    Xây dựng giải pháp quảng cáo website rộng rãi trên mọi trang mạng, ứng dụng là một yếu tố then chốt vì việc làm này sẽ kéo traffic (lượt người dùng truy cập và hoạt động trên website) về cho trang web. Hiện nay, đa phần người quản trị website sử dụng kết hợp giữa SEO và Google Ads.

    Vấn đề lớn nhất chính là kinh phí để quảng cáo không hề nhỏ. Nếu doanh nghiệp bạn có ngân sách ổn định thì vấn đề này sẽ được giải quyết nhanh chóng. Còn với các doanh nghiệp hạn hẹp trong nguồn vốn đầu tư thì cần đầu tư công sức nhiều hơn với việc chia sẻ các bài viết lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… hay thực hiện chiến dịch email marketing.

  6. Đánh giá chất lượng quản trị website định kỳ

    Làm quản trị web hay bất kỳ công việc nào thì đưa ra cách đánh giá hiệu quả, chất lượng sau một quá trình làm việc là công việc cần thiết. Qua việc đánh giá bạn sẽ biết hiệu suất làm việc của mình cũng như rút ra cách quản trị hiệu quả để phát huy. Bên cạnh đó thì việc làm chưa tốt, chưa đi đúng định hướng sẽ được điều chỉnh, khắc phục trong thời gian sớm nhất để tối ưu hiệu suất, tiềm năng của website.

Những lưu ý giúp quản trị trang web hiệu quả

  • Đội ngũ quản trị web chuyên nghiệp cả về kinh nghiệm lẫn thái độ.
  • Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.
  • Xây dựng các chương trình miễn phí trên website của bạn.
Sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam ra sao? :: Yersin  University